CEO AMD: “Định luật Moore vẫn còn hiệu lực, nhưng rõ ràng cải tiến qua từng thế hệ đã bị chậm lại.”

Vừa rồi tiến sĩ Lisa Su, CEO AMD đã có cuộc phỏng vấn với tờ Barrons. Và lại một lần nữa, bà tiến sĩ của chúng ta khẳng định rằng “định luật Moore” vẫn chưa chết, chỉ là tốc độ tăng số transistor trên một con chip đã thay đổi qua từng năm, nói cách khác là đã chậm lại. Và cũng vì vậy, AMD đang phải chuyển hướng sang những công nghệ và kỹ thuật mới để tạo ra những cải tiến về hiệu năng trong những thế hệ chip xử lý ra mắt sau này.

Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/gordon-e-moore-nha-sang-lap-de-che-intel-cha-de-dinh-luat-dinh-hinh-nganh-chip-xu-ly.3648891/

Gordon E. Moore: Nhà sáng lập đế chế Intel, cha đẻ định luật định hình ngành chip xử lý

Có lẽ, chính nhờ Gordon E. Moore cùng những cộng sự khi thành lập Intel, rồi từng nắm giữ thế độc quyền thị trường mà người Mỹ từng có được ở cái thời kỳ đường sắt và luyện thép cả trăm năm về trước, mà chúng ta giờ đây gọi khu vực phía bắc bang…

tinhte.vn

Ý của CEO AMD ở đây cũng giống như quan điểm của nhiều đơn vị khác trên thị trường bán dẫn, đó là những thế hệ chip mới đang tạo ra những cải tiến hiệu năng và hiệu quả tiết kiệm điện càng lúc càng giảm so với những bước nhảy mà ngành đã tạo ra được trong những tiến trình trước đây. Tuy nhiên, nhu cầu về sức mạnh xử lý thì không bao giờ giảm, nên những công nghệ mới như chiplet hay đóng gói die transistor chồng lên nhau dạng 3D là những thứ cực kỳ quan trọng.

Như đã nói, đây không phải lần đầu tiên tiến sĩ Su nói “định luật Moore chưa chết”, và đó luôn là những lần bà Su nhắm thẳng vào CEO của tập đoàn đối thủ trực tiếp của AMD, Nvidia. CEO Jensen Huang cứ mỗi lần có thế hệ card đồ họa GeForce RTX mới ra mắt lại lên tiếng khẳng định rằng những lời sấm truyền của nhà sáng lập Intel về tốc độ tăng trưởng mật độ transistor bán dẫn, đồng nghĩa với đó là sức mạnh xử lý của từng thế hệ chip mới đã không còn giá trị. Gần đây nhất, thời điểm RTX 4090 và 4080 ra mắt, Jensen Huang lại có tuyên bố tương tự:

Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/vi-sao-gia-card-do-hoa-moi-lai-tang-chu-khong-giam-ceo-nvidia-vi-dinh-luat-moore-chet-roi.3569059/

Vì sao giá card đồ họa mới lại tăng chứ không giảm? CEO Nvidia: “Vì định luật Moore chết rồi”

Tại sự kiện GTC 2022 vừa diễn ra, sau khi giới thiệu hàng loạt giải pháp GPU cho nhiều nhu cầu, từ chơi điện tử, xử lý workstation, trung tâm dữ liệu, xe tự hành và nghiên cứu AI, CEO Jensen Huang của Nvidia đã có vài phút trả lời câu hỏi từ phía…

tinhte.vn

Cùng với chi phí sản xuất tăng, CEO Nvidia khẳng định rằng những cải tiến hiệu năng của tiến trình mới đã chậm lại tới ngưỡng, trong một số trường hợp sản phẩm như GPU, cách duy nhất để tạo ra cải thiện đáng kể về sức mạnh xử lý chính là đẩy thật nhiều điện vào die silicon. Đó là cách để ông Jensen Huang giải thích lý do vì sao RTX 4080 hay RTX 4090 vừa đắt, vừa ngốn điện. Chính bản thân AMD cũng đã từng bày tỏ lo ngại rằng đến năm 2025, GPU bán ra thị trường sẽ ngốn cỡ 700W điện.

Mà thực tế nếu nhìn nhận rõ ràng, thì tuyên bố của cả tiến sĩ Su lẫn giám đốc Huang cũng có phần tương đồng, nhưng họ lại dùng những câu chữ giống nhau ấy để giải thích cho hai hướng phát triển sản phẩm khác nhau hoàn toàn. Nếu Nvidia vẫn còn ở lại với thiết kế die chip xử lý dạng monolithic, tạo ra những cải tiến hiệu năng nhờ việc ứng dụng những tiến trình gia công mới, và sự cân bằng giữa điện áp và xung nhịp, thì AMD năm ngoái đã cho ra mắt thế hệ GPU x86 tiêu dùng đầu tiên ứng dụng thiết kế chiplet, dù trước đó họ đã có vài thế hệ CPU Ryzen ứng dụng giải pháp tương tự.

Quay trở lại với chính bản thân định luật Moore. Năm 2005, nhà sáng lập tập đoàn Intel, cha đẻ định luật, Gordon Moore cũng từng tự đưa ra hoài nghi về việc liệu cả kích thước lẫn khoảng cách giữa các transistor có thu nhỏ được mãi hay không, đặc biệt là khả năng chính xác của định luật này sau năm 2025.

Theo Techspot

Nguồn: tinhte.vn