Không Mọi Người Sử Dụng Thớt Đúng Cách: Loại Thớt và Lưu Ý

Chúng ta không nên chỉ dùng 1 chiếc thớt duy nhất cho mọi nhu cầu cắt, thái trong nhà bếp. Nếu quan tâm nhiều đến vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ thì ít nhất chúng ta cần phân biệt thớt dành cho rau củ quả, thịt chín và thịt sống.

Vì sao cần có sự phân loại thớt?


Mục đích quan trọng nhất của việc phân loại thớt đó chính là để đảm bảo sự sạch sẻ và bảo vệ sức khoẻ.

  • Điều đầu tiên chúng ta có thể nhận biết khi dùng chung thớt để cắt thực phẩm sống và chín lẫn lộn đó chính là dơ và mùi. Thực phẩm sống chứa máu me, có mùi tanh, sau khi cắt xong đồ sống và cho đồ chín lên cắt thì sẽ rất hôi, mùi hôi tanh đó sẽ bám lên thực phẩm chín.
  • Dùng thớt cắt đồ sống và chín riêng biệt sẽ giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn chéo. Thực phẩm, thịt cá tươi sống chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ dàng bám lại bề mặt thớt sau qua trình sơ chế, mặc dù đã được rửa sạch bên ngoài. Nếu dùng cùng loại thớt đó để cắt rau củ quả hay đồ chính, khả năng vi khuẩn từ đồ sống bám và xâm nhập vào thực phẩm tăng lên, gây nhiễm khuẩn cho món ăn và gây hại cho sức khoẻ, nhất là tiêu hoá.

Có tới 6 loại thớt, phân biệt theo màu và nhóm thực phẩm


Ở những nhà hàng chuyên nghiệp, người ta có sự phân loại thớt rất kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn cũng như dị ứng thực phẩm. Cụ thể, thớt sẽ được chia là 6 loại với các màu sắc khác nhau.



  • Thớt màu đỏ: Dùng cho các loại thịt sống như thịt heo, thịt bò,…
  • Thớt màu vàng: Dùng cho các loại gia cầm sống như gà, vịt,…
  • Thớt màu xanh dương: Dùng cho cá và các loại hải sản tươi sống
  • Thớt màu xanh lá: Dùng cho các loại rau củ quả
  • Thớt màu nâu: Dùng cho các loại thịt đã qua chế biến như luộc, hấp, áp chảo,…
  • Thớt màu trắng: Dùng cho các loại bánh mì, bánh ngọt, phô mai,…


tinhte-thot-luu-y-su-dung-1.jpg



Sử dụng cơ bản trong gia đình không cần thiết phải trang nhiều như vậy, nhưng ít nhất chúng ta nên có 2 loại thớt riêng biệt dành cho thực phẩm sống và chín. Nếu cẩn thận hơn thì mua bộ thớt 3- 4 cái để phân biệt cho thực phẩm sống – chín – cá/hải sản – trái cây/ rau củ. Trên thị trường có rất nhiều bên bán theo bộ như vậy.

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà lựa chọn vật liệu thớt cũng quan trọng, chẳng hạn:

  • Thớt gỗ sẽ phù hợp để chặt thịt, xương vì chúng thường nặng, chắc và dày, tuy nhiên lại dễ để lại mùn cưa, hằn nhiều vết cắt, dể ẩm mốc và tạo nấm.
  • Thớt nhựa thường mỏng, nhẹ, ít thấm nước tuy nhiên sẽ dễ trượt, không chịu được lực tác động lớn hoặc khó rửa khi tiếp xúc với chất béo.


tinhte-thot-luu-y-su-dung-2.jpg


Một vài lưu ý dùng thớt đúng cách

  • Chỉ nên sử dụng 1 mặt thớt. Trở mặt 1 chiếc thớt để sử dụng cho 2 loại thực phẩm sống/ chín cũng là 1 cách mà sẽ có người làm, tuy nhiên đây là giải pháp không nên vì nó không vệ sinh. Mỗi khi sử dụng một mặt thớt thì mặt còn lại sẽ là nơi tiếp xúc với nền, tiếp xúc trực tiếp với nguồn vi khuẩn, mặc dù đã được rửa qua.
  • Nên thay mới với những thớt ẩm mốc, bề mặt đã có nhiều vết cắt chồng chéo, đừng tiếc cho điều đó.
  • Sau khi rửa nên treo hoặc dựng để thớt nhanh khô, tránh đặt chồng lên.
  • Vệ sinh thớt sạch sẻ sau khi dùng xong để hạn chế vi khuẩn, nấm móc.


Ở nhà anh em dùng thới loại nào và có sự phân biệt thớt cho các loại thực phẩm không? Ở nhà mình chỉ sử dụng đơn giản 2 loại thớt dành cho thực phẩm sống và chín, mình dùng loại thớt nhựa khi mua cùng bộ dao.

Nguồn: tinhte.vn