
Mình đã có 1 chuyến đi Miền Tây và trải nghiệm khá chi tiết chiếc ống kính 100-400mm f/5-6.3 DG DN, anh em có thể xem lại tại đây:
Một vòng Miền Tây cùng Sigma 100-400mm f/5-6.3 DG DN OS ngàm X: Quá hợp lý cho anh em Fujier
Anh em đọc năm 2021 có lẽ là hơi…
tinhte.vn
Sigma 100-400mm f/5-6.3 DG DN: Nhỏ gọn, nhẹ, chống rung
Thật ra thì những chiếc ống kính mà Sigma làm cho ngàm X không hề mới, chúng vốn đã được giới thiệu cho ngàm Sony E và Leica L rồi, nhưng thông lệ vẫn là thông lệ, “đại đế có trước rồi các hãng khác mới theo sau”.
Về mặt bản chất cấu tạo thì Sigma giữ nguyên như phiên bản dành cho các ngàm E hay L nên tiêu cự 100-400mm khi lắp lên các chiếc máy crop của Fujifilm sẽ tương đương 150-600mm trên Full-frame. Sigma đồng thời cũng hứa hẹn khả năng lấy nét tự động liên tục là tuyệt vời và quang sai sẽ giảm đến mức tối đa.
Sigma thay AF/MF trên những chiếc ống kính cho các ngàm khác thành AL-F/AF cho. ngàm Fuji
Một điểm mà mình cực thích ở sản phẩm này là anh em có thể cầm đầu ống kéo ra kéo vào để zoom cực nhanh chứ không cần xoay vặn
Và nút Lock để khoá tiêu cự
Chiếc lens này vẫn có Contemporary – Logo “C” quen thuộc để cho người dùng biết rằng nó hướng đến sự đa dụng với thiết kế gọn nhẹ đồnt thời phân biệt với “A” (Art) là ống kính dòng cao cấp và dòng “S” (Sport) là dòng ống kính chuyên dụng cho chụp thể thao của Sigma.
Về mặt cấu tạo bên trong thì chiếc 100-400mm f/5-6.3 bao gồm 22 thấu kính và chia thành 16 nhóm gồm 1 thấu kính FLD và 4 thấy kính SLD cho khả năng giảm thiểu quang sai ở mứuc tối đa. Khẩu độ của ống sẽ mở từ f/5 đến f/23 với 9 lá khẩu.
Chiếc lens này vẫn giữ một trọng lượng nhẹ là 1.153gr và khoảng cách lấy nét tối thiểu là 112cm (100mm) và 160cm (400mm).
Ống kính siêu to lắm vào body siêu nhỏ gọn, X-S20
Ngàm của Fuji hơi nhỏ nên mình cảm giác phần đuôi của ống kính không đẹp
Các vạch chia vẫn theo truyền thống của Sigma, từng khứa đều tăm tắp và… dễ bám bụi
Đương nhiên là vẫn sẽ có nút funtion cho anh em gán những tính năng mình muốn
Sigma 23mm f/1.4 DC DN: Lấy nét nhanh, hoàn thiện ổn
Sigma cũng đồng thời giới thiệu 1 chiếc ống kính khác là 23mm f/1.4 DC DN (vẫn cho ngàm X). Về cơ bản thì chiếc lens này không thay đổi cấu trúc quang học hay bất kỳ khả năng lấy nét nào, giá cũng 10.990.000đ luôn.
Mình đã có 1 bài trên tay con lens này cho ngàm E của Sony rồi, anh em có thể xem lại tại đây:

Trên tay Sigma 23mm f/1.4 “Art” DC DN: Nhẹ, lấy nét cực nhanh, giá 10.990.000 VNĐ
tinhte.vn
Một vài thông tin chi tiết mà Sigma giới thiệu về sản phẩm:
- Sigma nói đây là bản “APS-C của Sigma 35mm F1.4 DG HSM | Art”
- Khẩu độ mở lớn f/1.4 tạo hiệu ứng bokeh đẹp mắt
- Khả năng chống bóng mờ (ghosting resistance) không thua gì các “ống kính hãng”.
- Lớp phủ Super Multi-Layer chống loá sáng
- Phù hợp để chụp đường phố, phong cảnh, sử dụng hàng ngày,…
- Được sản xuất tại Nhật Bản
Về cơ bản thì 23mm f/1.4 DC DN có kích thước 335gr và dài 79.2mm, đồng thời có tỉ lệ phóng đại tối đa là 1:7,3 đi kèm khoảng cách lấy nét tối thiểu tầm 25cm.
Sigma có nói rằng sản phẩm như “chiếc 23mm mới” của họ rất phù hợp cho những chiếc máy nhỏ gọn của Fujifilm nhưng thật lòng mà nói, mình cảm thấy những chiếc lens có bề ngoài hiện đại như thế này hơp với Sony, Nikon hơn là Fujifilm.
Tương tự như những chiếc DC DN khác, ống kính này cũng có filter 52mm.
Hãng sản xuất Nhật Bản quảng cáo rằng những chiếc lens 23mm f/1.4 DC DN cho hiệu suất tốt nhất trong lịch sử và quả thật họ không nói suông, nó lấy nét nhanh vượt trội.
Hầu như mình không bị hụt một khung hình nào, kể cả người đang di chuyển, điều kiện rất tối (mình không tăng ISO nhiều) hay ngược sáng (thẳng vào mặt trời).
Khi so sánh với chiếc 17mm f/4 DG DN hay 50mm f/2 DG DN thì nó nhanh hơn thấy rõ.
Ở các chi tiết quang học khác thì chiếc lens này bao gồm 13 thấu kính chia thành 10 nhóm, bao gồm hai thấu kính aspherical – phi cầu, ba thấu kính SLD (super-low dispersion – tán xạ siêu thấp) đảm bảo hạn chế tối đa hiện tượng quang sai.
Nguồn: tinhte.vn