Trồng cỏ biển để chống biến đổi khí hậu ở biển Baltic của Đức

Ngoài khơi Kiel, miền bắc nước Đức, các thợ lặn địa phương đào những cụm cỏ biển màu xanh lục bằng tay không để giữ nguyên bộ rễ của chúng, sau khi cẩn thận phủi sạch bụi, họ nhẹ nhàng đặt cỏ trong cái túi màu vàng đeo bên hông.

Sau khi lên bờ, cỏ được bảo quản trong các hộp làm mát cỡ lớn. Ngày hôm sau, cỏ được đem đi trồng ở xa hơn về phía bắc. Đây là dự án của người dân địa phương cùng nhau làm để khôi phục thảm cỏ biển của biển Baltic, nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu (BĐKH).



Tại sao cỏ biển lại giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu?
Như anh em đã biển, rong, bẹ và cỏ biển hấp thụ CO2 rồi quang hợp tạo ra oxy. Đồng thời, cỏ biển cũng giúp giữ lại hàng triệu tấn khí CO2 dưới đáy biển, ngăn không cho khí CO2 bay lên tầng khí quyền.

Xem lại: https://tinhte.vn/thread/co-the-ban-chua-biet-sa-mac-sahara-dang-gian-tiep-nuoi-song-chung-ta-nhu-the-nao.3237781

Có thể bạn chưa biết: Sa mạc Sahara đang gián tiếp nuôi sống chúng ta như thế nào?

Ngày xưa sa mạc Sahara từng là 1 nơi đầy sự sống, điều này nghe còn hợp lý, chứ nếu nói mà Sahara bây giờ đang giữ vai trò ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của hầu hết các sinh vật trên Trái đất thì nghe hơi vô lý nhỉ? Mời anh em đến với tập 3…

tinhte.vn

Những thảm cỏ này giống như khu vườn dưới đáy biển. Lea Verfondern, 21t, hộ lý thú y, lớp người dân đầu tiên ở Kiel tham gia chiến dịch trồng lại cỏ biển. Mỗi chúng ta nên đóng góp ý đó để bảo vệ môi trường, vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên chúng ta. Cô gái nói.


Tinh-co-bien-baltic-4.jpg


Tính theo diện tích thì mỗi km2 cỏ biển sẽ giữ lại gấp đôi lượng khí CO2 so với rừng cây ở trên cạn, 1 nghiên cứu công bố năm 2012 cho biết. Cỏ biển còn làm môi trường sống cho sinh vật biển và giúp chống xói mòn bờ biển.

Nghiên cứu năm 2019 cho biết, Âu Châu đã bị mất đi 1/3 diện tích cỏ biển, kể từ năm 1860 tới 2016. Diện tích cỏ biển mất đi đồng nghĩa với việc CO2 trong khí quyển tăng lên, làm trái đất nóng thêm.


Tinh-co-bien-baltic-5.jpg


Dự án phục hồi cỏ biển ở Kiel – SeaStore Seagrass Restoration Project, do GEOMAR Helmholtz Centre thành lập, đặt mục tiêu khuyến khích người dân địa phương tự mình thực hiện dự án.

Nhóm của Lea Verfondern gồm 7 thợ lặn và vài tình nguyện viên trên mặt đất, đã cùng nhau trồng khoảng 2.500 cụm cỏ trong các dịp cuối tuần của tháng 7/23, thời gian họ rảnh rỗi.


Tinh-co-bien-baltic-6.jpg


Cô Angela Stevenson, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở GEOMAR là người tiên phong khởi xướng chương trình này. Cô đã trồng 3 “cánh đồng” cỏ biển để thí nghiệm từ nhiều năm qua. Cô nói rằng chồi cây sẽ mọc nhanh hơn so với gieo hạt giống.

Mục tiêu của chúng tôi là nhân rộng mô hình này sau khi thí điểm. Đích đến cuối cùng là phủ xanh lại đáy biển Baltic.


Tinh-co-bien-baltic-7.jpg


Ông Martin Lampe, 52 tuổi, chuyên gia IT, một trong những tình nguyện viên của dự án, nói rằng biển bây giờ khác nhiều so với biển hồi nhỏ ông từng bơi lội. Ông chỉ có 1 lựa chọn là góp sức mình nhỏ nhoi để phục hồi biển như xưa. “Nếu có đủ nhân lực, chúng ta hoàn toàn có thể làm được”, ông nói.


Tinh-co-bien-baltic-8.jpg


GEOMAR cũng đang quan sát vai trò của cỏ biển trong việc hạn chế nước biển nóng lên. Từ đó có thể nhân giống những loài cỏ biển thích nghi với nhiệt độ tốt hơn, bởi vì cỏ biển là thực vật, không thể di cư giống như các loài động vật biển khác.


Tinh-co-bien-baltic-9.jpg


Bên cạnh việc nhỏ các mầm cỏ, họ cũng thu hoạch cỏ đang ra hoa để lấy hạt, nhằm nghiên cứu phương thức trồng cỏ dưới đáy biển. Nếu thành công, cỏ sẽ tự sinh sôi nhanh hơn, con người đỡ tốn sức trồng bằng tay hơn.


Tinh-co-bien-baltic-10.jpg



Nếu trồng cỏ bằng tay, muốn phủ xanh hết thảm cỏ biển bị mất của Đức ở vùng Baltic, sẽ cần tới 500.000 thợ lặn, làm việc 12h mỗi ngày trong 365 ngày liên tục. Một khối lượng công việc khổng lồ, Tiến sĩ Stevenson nói.

Trong khi sử dụng các phương pháp thuần tự nhiên giúp hạn chế khí carbonic, chúng ta cũng cần nghĩ ra thêm các cách nhân tạo khác.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (1).jpg



Các bó cỏ biển mới được người dân địa phương nhổ về, chuẩn bị đem tái trồng để phủ xanh biển Baltic.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (2).jpg



Tadhg O’Corcora, một thợ lặn tham gia chương trình, đang hái cỏ.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (11).jpg



TS Angela đang mô phỏng thao tác trồng cỏ biển khi ở trên bờ cho mọi người dễ hình dung. Ở những vùng nước sâu và đục, thợ lặn trồng cỏ theo cặp 2 người, 1 người giăng dây, người kia sẽ lần theo sợi dây rồi vừa trồng cỏ, vừa bơi theo người cầm dây.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (3).jpg



Tiến sĩ Angela cầm trên tay nắm cỏ vừa mới hái được.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (4).jpg



Thành viên của nhóm bảo tồn thế giới biển Sea Shepherd, đang trồng cỏ biển.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (5).jpg



Tiến sĩ Angela đang hướng dẫn phương pháp trồng cỏ biển cho nhóm Sea Shepherd.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (6).jpg



Nắng chiếu trên một cánh đồng cỏ biển ở bờ biển Falckenstein, gần Kiel, Đức.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (7).jpg



Tadhg (đội nón), đang cùng mọi người đi tàu ra biển để tìm cỏ biển đang ra hoa.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (8).jpg



Angela và sinh viên của cô, Isabella Provera (29t, áo khoác vàng) và Miriam Merk (26t), đi hái cỏ biển đang ra hoa.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (9).jpg



Thành viên nhỏ nhóm Sea Shepherd đang trồng cỏ biển ở một vùng nước nông, ở Maasholm, phía bắc nước Đức.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (10).jpg



Lea Verfondern, dân địa phương, tình nguyện viên tham gia chương trình trồng cỏ biển.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (12).jpg



Ảnh chụp cận cảnh cọng cỏ mới hái được ở vùng biển Gelting, phía bắc nước Đức. Ở trên là cọng cỏ đang ra hạt ngay bên trong thân, và bên dưới là 1 bông hoa cái, nhìn rõ nhụy hoa.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (13).jpg



Cỏ biển hái ở Gelting được bảo quản trong ống nghiệm.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (14).jpg



Tadhg đang quan sát mẫu vật có biển ở GEOMAR, cái kính hiển vi là model MS 5 của Leica, giá khoảng 1.750 đô la.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (15).jpg



Con bọ Idotea, một loài giáp xác, nhìn qua kính hiển vi ở GEOMAR.


Tinhte-trong-co-bien-o-baltic (16).jpg



Bờ biển và vịnh Gelting, những vùng đen đen là cỏ biển.

Theo Reuters

Nguồn: tinhte.vn