Vấn đề mới do rác thải nhựa gây ra: Chúng ngăn cản dòng chảy tăng nguy cơ ngập lụt

Một ví dụ rõ ràng nhất của việc này đó là vào hồi 2005 tại khu vực Mumbai, Ấn Độ khi các túi nilon đã chặn cống thoát lũ. Việc này làm nước từ các cơn mưa lớn không chảy đi được và gây ngập lụt làm cho hơn 1 nghìn người bị tử vong.

Nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức tư vấn các vấn đề về môi trường Resource Futures và tổ chức từ thiện Tearfund, đã xác định những người có nguy cơ bị chịu cảnh ngập lụt và đưa ra con số hiện có khoảng 1.8 tỷ người trên 188 quốc gia nằm trong số này. Tiếp đó họ kiểm tra số liệu của những người đang sống trong nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình mà đang có vấn đề về hệ thống nước thải, hệ thống quản lý chất thải rắn… và đang sống trong các khu ổ chuột tại thành thị.



Kết quả cho thấy hiện có khoảng 218 triệu người thuộc nhóm nghèo đói nhất đang gặp nguy cơ bị lũ lụt thường xuyên hơn với các lý do liên quan đến chất thải nhựa. Trong đó có khoảng 41 triệu người là trẻ em, người già và người khuyết tật, hầu hết trong số hơn 200 triệu người này sống ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Hiện tại có hơn 1 tỷ người đang sống ở các khu ổ chuột trên toàn cầu, con số này vào năm 2050 có thể sẽ đạt mức 3 tỷ người. Nếu không xử lý tốt chất thải nhựa thì nguy cơ những người này đối diện với lụt lội do cống rãnh bị tắc vì nilon với tần suất cao hơn nhiều so với hiện tại. Theo ước tính việc tắc nghẽn đường thoát nước có thể làm mực nước tăng lên khoảng 1m ngay trong giờ bị ngập đầu tiên.


cover_plastic.jpg


Việc đưa ra con số này để các quốc gia có thể thấy thực trạng của việc lạm dụng nhựa đang ở mức độ nào. Qua đó họ hy vọng các nhà lập pháp sẽ đưa ra được những thỏa thuận phù hợp để cắt giảm hoặc đưa ra những giải pháp bền vững trong việc xử lý nhựa. Đây có thể là 1 ví dụ sống động cho cuộc họp tuần sau tại Paris của Liên Hiệp Quốc liên quan đến việc các chính phủ thỏa thuận với nhau cách xử lý chất thải nhựa như thế nào.

Tham khảo The Guardian, UNEP

Nguồn: tinhte.vn